Báo cáo hoạt động kinh doanh quản lý điều hành - kế hoạch 2012

 Nguyễn Anh Tuấn

 Chuyên viên P.TCHC
 07:26 SA @ Chủ Nhật - 22 Tháng Tư, 2012

A- TỔNG KẾT CÔNG TÁC SXKD NĂM 2011.

I - Đánh giá tổng quan về môi trườngkinh doanh năm 2011:

Trong năm 2011, Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD như lãi suất tiền vaycao, bình quân 19,5%/năm, gây ảnh hưởng đến nhu cầu tài chính.  Trong khi chiết khấu xăng dầu thấp,không ổn định, sự chênh lệch do giảm giá cũng như sản lượng nhiều cửa hàng bán lẻ còn phụ thuộc nhiều vào khách hàng công nợ, do vậy làm chậm khả năng xoay vòng vốn, việc thu hồi công nợ, đặc biệt là các công nợ tồn đọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh xăng dầu.

Trên thị trường kinh doanh xăng dầu trên địa bàn có sự cạnh tranh rất lớn từ các đơn vị khác như: Dầu khí Vũng Áng, xăng dầu quân đội, các đầu nậu xăng dầu khác làm giảm thị phần của Công ty.  Lĩnh vực kinh doanh vận tải xăng dầu cũng gặp phải không ít khó khăn, khi giá nhiên liệu đầu vào tăng cao khoảng 35% so với thời điểm cuối năm 2010. Giá các mặt hàng khác như: Săm lốp tăng khoảng 28%, bình điện 20%, các vật tư phụ tùng kỹ thuật khác tăng trên 15%. Mặt khác các phương tiện vận chuyển nội địa đa phần đã cũ nên tiêu hao nhiên liệu lớn, thời gian vào xưởng nhiều… ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động.

Trên đây là tổng quan môi trường kinh doanh xăng dầu nói chung và của Công ty PTS Nghệ Tĩnh nói riêng. Mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng Ban Giám đốc Công ty đã điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả và mang lại những kết quả đáng mừng.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2011

1.      Kết quả hoạt động SXKD:





2.      Chỉ tiêu về kinh doanh vận tải:






- Vận chuyển Lào:

+ Do nhu cầu ở các tuyến đường có cung đường xa là Vientiane, XiemKhoảng tăng. Trong khi các tuyến có cung đường gần như Laksao không vận chuyển do phía nước bạn không còn thường xuyên sử dụng kho chứa tại Laksao để cấp hàng mà tập trung chuyển về kho tại Vientine, vì vậy tính theo sản lượng vận tải m3km có sự tăng trưởng mạnh hơn so với khối lượng vận chuyển m3.

+ Một số tuyến Luongphabang, Udomsay giảm mạnh là do đơn đặt hàng từ phía nước bạn giảm.

- Vận tải nội địa cho các đối tác:

+ Vận tải cho khối khách hàng bán buôn, hộ công nghiệp của các Công ty XD Nghệ An. Công ty XD Hà Tĩnh tăng trưởng lớn khi khai thác được thêm  khá nhiều khách hàng có cung đường xa, sản lượng tiêu thụ lớn như: khách hàng tái xuất tàu biển ở Cảng Vũng Áng, cảng Nghi Sơn Thanh Hóa hay Nhà máy xi măng Nghi Sơn, vận chuyển Fo từ Hà Nam Ninh - Vũng Áng cho Công ty Vedan...

+ Vận tải cho khối khách hàng đại lý về khối lượng vận chuyển giảm, do các đối tác bị mất khá nhiều khách hàng khi gặp phải sự cạnh tranh mạnh từ Cty Dầu khí Vũng Áng cũng như nhiều đơn vị vận tải tư nhân khác.

- Vận chuyển nội bộ Công ty PTS Nghệ Tĩnh không đạt so với kế hoạch đặt ra là do:

+ Vận tải bán buôn giảm mạnh, một số khách hàng có cung đường xa trước đây hiện không tiếp tục lấy hàng.

+ Vận chuyển mặt hàng gas tính theo khối lượng vận chuyển giảm, nhưng tính theo sản lượng vận chuyển lại tăng so với 2010 là do khách hàng Cty TNHH gas Hải Phong năm 2011 không có nhu cầu vận chuyển. Trong khi Cty Gas Petrolimex cũng không vận chuyển nhiều. Nhưng tính theo m3km tăng 32% so với năm 2010 là do trong năm 2010 xe thường vận chuyển chủ yếu các cung đường ngắn với sản lượng lớn từ Quán Bánh - Cửa Lò và một phần ít từ Hải Phòng về Vinh. Nhưng năm 2011 xe chủ yếu lại vận chuyển các cung đường xa như Hải Phòng - Vinh. Vũng Áng - Vinh; Vũng Áng - Ninh Bình.

3.      Chỉ tiêu tổng hợp kinh doanh xăng dầu mỡ nhờn.





Sản lượng kinh doanh xăng dầu đạt thấp là do nhu cầu chung của xã hội sụt giảm cùng với đà suy thoái nền kinh tế trong năm tài chính, các công trình xây dựng tạm bị đình chỉ hoặc tạm dừng thi công khiến cho lượng hàng phục vụ khách công nghiệp rất hạn chế. Một nguyên nhân nữa là do trong năm 2011, Công ty thực hiện chính sách thắt chặt công nợ trong điều kiện khó khăn về tài chính nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến sản lượng bán ra. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết không thuận lợi trong những tháng giữa năm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng bán lẻ, cùng với đó là các chiêu thức cạnh tranh thiếu lành mạnh của các đối thủ tư nhân khiến cho sản lượng xuất bán xăng dầu của Công ty sụt giảm.

Kết quả kinh doanh DMN cũng không đạt được kỳ vọng khi công tác bán buôn, bán cho khách công trình gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các đơn vị tư nhân. Trong khi công tác bán lẻ cũng chưa khả quan khi các khách hàng bán lẻ ở một số cửa hàng bán sản lượng dầu nhờn lớn chủ yếu là khách công trình thì tạm ngừng hoạt động hoặc triển khai rất chậm chạp.

  4. Kinh doanh Đào tạo lái xe:




Đạt được số lượng này là do Trung tâm đa dạng hóa loại hình đào tạo như: Đào tạo liên kết. đào tạo tại trung tâm. đào tạo vệ tinh… Trung tâm cũng tạo khá nhiều các cơ chế mở cho giáo viên tự tìm kiếm học viên. Trong năm vừa qua học phí đào tạo được nâng lên, đây là tín hiệu tích cực để trung tâm nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.

Để tăng vòng quay vốn Cty phải tăng cường quản lý dòng tiền từ các cửa hàng về Cty, thu hồi nhanh công nợ đặc biệt là các khoản nợ quá hạn thanh toán dài ngày, tính đủ chi phí sử dụng vốn và tính lãi chậm trả đối với các hợp đồng, khách hàng trả chậm, quá thời hạn thanh toán. Đối với công trình XDCB hoàn thành phải thanh quyết toán dứt điểm để đưa TSCĐ vào trích khấu hao thu hồi vốn.

- Việc thanh quyết toán các khoản công nợ tạm ứng cho các công trình XDCB chậm trễ làm ảnh hưởng đến đưa TSCĐ trích khấu hao chậm so với thời gian đưa TSCĐ vào sử dụng, ảnh hưởng đến việc cân đối vốn đầu tư và thực hiện kế hoạch đầu tư.

- Cty cần có giải pháp để cấu trúc lại tài chính, giảm chi phí vay ngân hàng, đánh giá hiệu quả việc đầu tư và có hướng xử lý đối với tài sản có hiệu quả kinh doanh thấp để vốn góp của cổ đông được bảo toàn và phát triển.

IV. CÔNG TÁC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG

-  Biến động số lượng lao động trong năm:

+ Lao động đầu năm 2011                            : 356  người

+ Lao động đến 31/12/2011                        :  364 người

- Chất lượng nguồn nhân lực:

+ Trình độ Đại học và trên Đại học :    73 người

 + Cao đẳng                                                     :    69 người

+ Trung cấp                                                    :  108 người

+ Công nhân kỹ thuật                         :  113 người

- Thu nhập bình quân đạt 4,47 triệu đồng/người/tháng, bằng 124% so với KH đặt ra.

V. CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT.

1. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản:

Năm 2011, Công ty đã đầu tư: 12.900 Triệu đồng, Trong đó: CHXD Anh Sơn, Quỳnh Lộc và nhà dịch vụ TTĐT-LX: 3.511 Trđ; đầu tư thiết bị tin học + phần mềm quản lý: 627 Trđ, Sửa chữa nâng cấp một số CHXD: Nguyễn Văn Cừ, Nam Lĩnh, Trường Thi, Hưng Lộc, Cầu Rộ, Nghi Long, Thạch Bình, Cầu Treo, Thanh Thủy, Nghĩa Trung: 721 Trđ, đầu tư xe 1 xe đầu kéo + Rơ moóc: 1.933 Trđ, mua mới 6 xe sistec: 4.348 Trđ, làm giấy phép xin đất xưởng sửa chữa và bãi đậu xe Hưng Đông: 318 Trđ, đầu tư xe vệ tinh góp vốn trường lái và sân tập lái: 1.442 Trđ.

2. Công tác định mức: Trong năm Phòng kỹ thuật đã chủ trì phối hợp với các bộ phận tiến hành rà soát, khảo sát  tất cả hệ thống định mức, qui trình kỹ thuật…và đã điều chỉnh lại một số định mức kỹ thuật cho phù hợp với thực tiễn. Cụ thể đã điều chỉnh lại:

- Định mức sử dụng lốp: giảm từ 2-5%.

- Định mức  nhiên liệu : giảm từ 3-5%.

- Định mức hao hụt xăng dầu: giảm 3%.

VI. CÔNG TÁC CNTT.

1. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Trang bị hệ thống máy tính, máy in, thiết bị lưu điện và đường truyền Internet ADSL phục vụ triển khai ứng dựng CNTT cho 2 Cửa hàng xăng dầu mới: CHXD Anh Sơn, CHXD Quỳnh Lộc.

- Kết nối mạng LAN bằng cáp quang giữa Văn phòng công ty và Trung tâm đào tạo lái xe và Xưởng sửa chữa cơ khí (để giảm chi phí Internet ADSL tại Trung tâm đào tạo lái xe).

2. Công tác xây dựng và triển khai ứng dụng CNTT.

- Sửa đổi một số phương thức xuất và báo cáo trong chương trình POG, thêm module quản lý bán bảo hiểm ô-tô, xe máy.

- Đang phối hợp với Công ty Cổ phần Tin học Viễn thông Petrolimex nâng cấp và hoàn thiện chương trình quản lý kinh doanh và vận tải (AYS).

- Vận hành ổn định và hỗ trợ kịp thời cho người dùng tại Văn phòng, Trung tâm cũng như tại Cửa hàng hai hệ thống chương trình quả lý là AYS và POG.

VII. NHỮNG TIẾN BỘ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM QUA.

- Trong năm 2011. Ban lãnh đạo Công ty đã tăng cường công tác quản trị tại các đơn vị SXKD, thắt chặt kỷ cương và văn hoá doanh nghiệp, thay đổi bộ máy quản lý tại Xưởng CKSC nhằm nâng cao năng lực phục vụ và cạnh tranh đối với thị trường ngoài;

- Ban hành nhiều văn bản nhằm hạn chế các rủi ro kinh doanh tại cơ sở, đặc biệt là giảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố tài chính tại các CH bán lẻ;

- Xây dựng Quy chế Đầu tư và Quy trình kèm theo Quy chế;

- Rà soát, sửa đổi hệ thống quy chế quản trị tại Trung tâm ĐTLX, đánh giá đúng bản chất các hạng mục phí, điều hành sát sao đối với Trung tâm theo hướng tăng cường tính minh bạch;

B - KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH  NĂM 2012.

I. Đánh giá nhận định tình hình năm kế hoạch.

Năm 2012 là năm mà nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn hậu khủng hoảng. cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng tại Châu Âu, sự phục hồi chậm chạp của các nền kinh tế và định chế tài chính lớn, tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông sẽ khiến cho giá dầu thô biến động bất thường. Ở trong nước, Chính phủ tiếp tục thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công sẽ khiến cho nhu cầu tiêu dùng xăng dầu giảm trong khi các đối thủ cạnh tranh của Petrolimex không ngừng lớn mạnh. Mặt khác, để thực hiện chính sách bình ổn giá và kiềm chế lạm phát. thị trường xăng dầu Việt Nam sẽ rất khó có thể vận hành đầy đủ theo Nghị định 84. Đó sẽ là những khó khăn rất lớn trực tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của Petrolimex nói chung và PTS Nghệ Tĩnh nói riêng. Ngoài ra, đối với Công ty PTS Nghệ Tĩnh thì những khó khăn còn đến từ mức trần lãi suất cao trong khi cơ cấu vốn vay lớn. Tuy nhiên một tín hiệu đáng mừng đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải của Công ty là bắt đầu từ năm 2012. PLX Lào sẽ ký hợp đồng vận chuyển với PTS Nghệ Tĩnh. đây là một nguồn hàng rất tiềm năng để Công ty có thế gia tăng hiệu quả kinh doanh trong năm tài chính

Qua việc phân tích những khó khăn và thuận lợi như trên. Ban điều hành Công ty PTS Nghệ Tĩnh kính trình ĐHĐCĐ những chỉ tiêu SXKD cơ bản trong năm 2012, cụ thể như sau:

II. Các chỉ tiêu cụ thể.

1.      Sản lượng vận tải:







2.      Sản lượng xăng dầu:






III - Kế hoạch đầu tư:







Trong năm 2012, Công ty tiếp tục đầu tư thêm xe Sistec. sửa chữa CHXD, đầu tư phần mềm thiết bị tin học với tổng số tiền 13,8 tỷ đồng, cụ thể như sau:

* Về phương tiện vận tải:

- Đầu tư mới 8 xe Sistec dung tích 12 m3và 3 xe đầu kéo 55-60 m3 với số tiền 12,2 tỷ đồng.

- Thanh lý 11 xe sistec cũ.

* Về đầu tư xây dựng, sửa chữa:

- Nâng cấp cải tạo CHXD Phố Châu 600 triệu đồng.

- Thay tec xe 37N-1809: 200 Trđ

- Sửa chữa CHXD, sơn lại sân TTĐTLX: 135 Trđ

- Thay đổi hệ thống nhận diện, bảng hiệu, logo cửa hàng theo mẫu chuẩn của ngành tại các CHXD 369 triệu đồng.

* Đầu tư thiết bị máy vi tính và phần mềm quản lý: 365 triệu đồng.

IV – Các chỉ tiêu tài chính:








IV - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh.

- Tiếp tục đầu tư thay thế các phương tiện vận tải đã hết thời gian khấu hao nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng vận tải và khả năng chăm sóc khách hàng. Đây là chủ trương lớn đã được nêu trong Nghị quyết ĐHĐCĐ nhiệm kỳ 2011-2015.

- Chuyên nghiệp hóa hơn nữa quy trình hoạt động của Trung tâm ĐTLX, không ngừng khai thác khách hàng để mở rộng thị phần bằng chất lượng dịch vụ tốt nhất, minh bạch nhất, tạo niềm tin đối với học viên.

- Quyết liệt thực hiện các giải pháp để nâng cao sản lượng của Trung tâm gas, kinh doanh DMN bởi đây là các mô hình đưa lại tỷ suất lợi nhuận cao trên số vốn đầu tư thấp. Cần phải chuyên nghiệp hoá 2 mảng kinh doanh này. nghiên cứu hình thức khoán gọn không chỉ đến từng đơn vị cơ sở mà đến từng CBCN-LĐ.

2. Nâng cao năng lực công tác tài chính kế toán.

- Sớm áp dụng phần mềm quản trị mới để đảm bảo tính an toàn cao nhất của dòng tiền, nâng cao khả năng xoay vòng vốn để tiết giảm chi phí lãi vay.

- Thắt chặt hơn nữa tình hình công nợ. phân loại đối tượng nợ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng nợ xấu. Phòng TCKC lập báo cáo công nợ theo tuần cho Ban điều hành. Mặt khác, nghiên cứu các giải pháp tài chính để điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật, thắt chặt chi phí kinh doanh trên tất cả các loại hình, bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí quản lý.

- Thực hiện đúng tiến độ các chế độ báo cáo đối với Tập đoàn và UBCKNN.

3. Nâng cao hiệu quả Công tác tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương.

- Tiếp tục thực hiện triệt để chính sách luân chuyển cán bộ, xem xét kỹ lưỡng năng lực của từng CBCN-LĐ để bố trí lao động phù hợp.

- Sử dụng lao động hợp lý tại các đơn vị cơ sở để tiết giảm chi phí nhân sự, từ đó tiết giảm chi phí SXKD vốn đang ở mức cao so với mặt bằng chung của toàn Ngành.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, tiết giảm tối đa chi phí đồng/lít đối với kinh doanh xăng dầu cũng như các lĩnh vực khác, không để xảy ra thất thoát về tài chính; đảm bảo an ninh bán hàng, công tác PCCC.

- Nâng cao năng lực của tổ chức Đảng trong việc định hướng, tổ chức Công đoàn cần bám sát hơn nữa để có chính sách động viên khích lệ đối với CBCN-LĐ.

4. Nâng cao công tác Công nghệ thông tin, công tác nghiên cứu và phát triển hệ thống.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống Công nghệ thông tin trong toàn hệ thống, triển khai lắp đặt đường dẫn cho các CHXD mới được xây dựng.

- Hoàn thiện phần mềm quản lý nhân sự để đáp ứng yêu cầu về công tác lao động tiền lương.

Trên đây là báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2011 và kế hoạch năm 2012 của Công ty PTS Nghệ Tĩnh. Ban điều hành sẽ thực hiện triệt để các giải pháp cần thiết để thực hiện thành công nhiệm vụ kế hoạch trong năm tài chính.

Xin gửi lời chức sức khỏe. hạnh phúc và thành công tới Quý vị cổ đông, các Quý đại biểu tham dự Đại hội.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nguồn: